Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Bệnh thấp khớp có di truyền không ?

Thấp khớp và một trong số các bệnh xương khớp xảy ra phổ biến hiện nay có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh có ảnh hưởng tới các khớp xương, cấu trúc xương. Thấp khớp thường xuất hiện ở các vị trí như đầu gối, bàn tay với biểu hiện chính là các cơn đau nhức, sưng và cứng khớp gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh thấp khớp nếu phát triển nặng và kéo dài, có trường hợp kéo dài suốt đời có thể gây ra những tổn thương khớp nghiêm trọng.

Hiện nay, tất cả mọi người đều có thể là đối tượng của bệnh thấp khớp. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi trung niên và thường gặp nhất ở người già. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp khớp. Về câu hỏi bệnh thấp khớp có di truyền không được giải đáp như sau:

Tuy chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh thấp khớp song các bác sĩ nhận định nó có thể liên quan tới nguồn gen, tức là bệnh thấp khớp có di truyền. Như vậy nếu trong gia đình có người bị thấp khớp thì khả năng con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Di truyền có thể từ cha, mẹ sang con.

Bệnh thấp khớp có di truyền không ?
Bệnh thấp khớp có di truyền không ?


Bên cạnh đó, hệ cấu trúc xương có liên quan đến tính di truyền nên nếu cha mẹ bị bệnh loãng xương thì con của họ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng và có thể mắc bệnh xương khớp. Do đó, con cái cũng cần chú ý và cảnh giác.

Ngoài ra, bệnh thấp khớp còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như vấn đề tuổi tác (tuổi càng cao càng dễ bị bệnh thấp khớp, thường từ tuổi 65 trở lên); những người thừa cân, béo phì; người thường xuyên làm việc nặng; phụ nữ sau sinh, tuổi tiền mãn kinh,…

Đối với trường hợp của gia đình cháu cần cảnh giác và chú ý phòng bệnh để ngăn chặn tính di truyền do thấp khớp. Bệnh thấp khớp do di truyền có thể được phòng tránh từ khi còn trẻ. Cháu và những người thân khác trong gia đình nên xây dựng chế độ ăn uống tốt cho hệ xương khớp bằng cách cân bằng dưỡng chất, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin D rất tốt cho hệ xương khớp; thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể lực. 

Ngoài ra, nếu cơ thể bị thừa cân thì cần điều chỉnh lại. Đồng thời cháu nên đi khám định kỳ để phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh sớm, kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét