Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Bệnh gout có mấy giai đoạn ?

Gout là căn bệnh hình thành do sự gia tăng axit uric trong máu với các triệu chứng đặt trưng là sưng, đau, nóng, đỏ ở khu vực bị tổn thương. Bệnh gout chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng khác nhau như sau đây:

Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không có triệu chứng bệnh gout

Ở giai đoạn này, bệnh nhân không xuất hiện các biểu hiện của bệnh gout. Tuy nhiên, lượng axit uric trong máu lúc nào cũng cao hơn 6.0mg/dL. Thông thường, tăng axit uric trong máu sau nhiều năm mới phát cơn đau đầu tiên nên việc điều trị bằng thuốc ít được đề cập đến.

Với giai đoạn 1, bệnh nhân nên tầm soát để theo dõi chỉ số acid uric định kỳ nhằm phát hiện chỉ số acid uric máu tăng cao kịp thời. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống điều độ và khoa học, hạn chế các thực phẩm giàu purin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa cơn đau gout.

Giai đoạn 2: Những cơn đau gút cấp tính

Đến giai đoạn 2, khi các tinh thể uric lắng đọng tại các khớp sẽ dẫn đến các cơn đau gout dữ dội khiến khớp sưng to. Nếu sờ vào khớp sưng sẽ thấy nóng và đỏ xung chỗ đau. Sau đó, cơn đau có thể suy giảm mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị, cơn đau kéo dài không quá 3-10 ngày.

Bệnh gout có mấy giai đoạn ?
Bệnh gout có mấy giai đoạn ?


Trong trường hợp này, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình sử dụng thuốc mà bác sĩ yêu cầu để giảm cơn đau. Sau cơn đau đầu tiên, có thể bệnh nhân sẽ không phải chịu đựng thêm cơn đau nào nữa trong vài tháng đến vài năm. Tuy nhiên, nếu cơn đau thứ 2 xuất hiện thì các cơn đau sau sẽ đến thường xuyên hơn. Bệnh gout ở giai đoạn này không nguy hiểm nhưng người bệnh không được chủ quan coi thường. Hãy theo dõi nồng độ acid uric trong máu thường xuyên và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh gout hiệu quả.

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp bởi các cơn đau gút cấp tính

Kể từ cơn đau gout đầu tiên đến các cơn đau gout tiếp theo thường cách nhau 5-10 năm. Các cơn đau gout không còn tấn công thường xuyên nên bệnh nhân không thấy đau, các khớp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, lúc này các tinh thể urat vẫn âm thầm lắng đọng tại các khớp.

Trong giai đoạn này, cần kiểm soát mức acid uric khoảng 6.0 mg/dl để hạn chế các cơn đau.

Giai đoạn 4: Gout mạn tính xuất hiện tophi

Ở giai đoạn cuối của bệnh gout, bệnh tiến triển thành mạn tính với tinh thể urat lắng đọng và bám chắt vào khớp xương và sụn khiến khớp dần bị phá hủy. Lúc này, các tinh thể acid uric lắng đọng cũng tạo thành các hạt tophi khiến người bệnh đau nặng hơn theo từng đợt. Tình trạng viêm khớp diễn ra liên tục gây biến dạng khớp, phá hủy khớp và gây tổn thương các mô xung quanh khớp.

Thông thường, bệnh nhân thường chủ quan để bệnh vào giai đoạn cuối mới lo điều trị khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn, đồng thời kéo theo các biến chứng ở các cơ quan khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét