Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Điều trị viêm xương bằng phẫu thuật

Sinh thiết xương sẽ tiết lộ loại vi trùng gây nhiễm trùng, bác sĩ có thể chọn thuốc kháng sinh đặc biệt tốt cho loại nhiễm trùng. Các kháng sinh thường được sử dụng thông qua tĩnh mạch ở cánh tay trong ít nhất 6 tuần. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.


Các phương pháp điều trị viêm xương là dùng thuốc kháng sinh và phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị nhiễm bệnh hoặc chết.

Phẫu thuật


Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, phẫu thuật viêm tủy xương có thể bao gồm một hoặc nhiều các thủ thuật sau đây:

Lấy dịch từ các khu vực bị nhiễm bệnh. Mở khu vực xung quanh xương bị nhiễm bệnh cho phép bác sĩ phẫu thuật lấy mủ hoặc chất dịch đã tích tụ.

Lấy bỏ xương và mô bệnh. Bác sĩ phẫu thuật lấy bỏ xương bị bệnh khi có thể, lấy một ít mép xương khỏe mạnh để đảm bảo rằng tất cả các khu vực bị nhiễm bệnh đã được lấy bỏ.



Phục hồi lưu lượng máu đến xương. Bác sĩ phẫu thuật có thể ghép một mảnh xương hoặc các mô khác vào ổ trống, chẳng hạn như da hoặc cơ, từ một phần khác của cơ thể. Đôi khi chất độn tạm thời được đặt trong túi cho đến khi đủ sức khỏe để trải qua một cuộc ghép xương, ghép mô. Ghép giúp cơ thể sửa chữa các mạch máu bị hư hỏng và hình thành xương mới.

Lấy bỏ vật thể ngoại lai. Trong một số trường hợp, các vật thể ngoại lai, chẳng hạn như tấm phẫu thuật hoặc ốc vít được đặt trong ca phẫu thuật trước đó, có thể phải được lấy bỏ.

Cắt bỏ chi. Như một phương sách cuối cùng, bác sĩ phẫu thuật có thể cắt bỏ chi bị ảnh hưởng để ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng thêm.


Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2018

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ chẩn đoán thế nào?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ (viêm khớp mủ hay viêm khớp do vi khuẩn) để chỉ bệnh viêm khớp do vi khuẩn có mặt ở trong khớp, trực tiếp gây bệnh. Cần phân biệt với các bệnh thấp khớp mà nguyên nhân phần lớn là do miễn dịch, hoặc nếu có nhiễm khuẩn gây viêm khớp cũng thông qua con đường miễn dịch, vi khuẩn không trực tiếp gây bệnh, cũng không xếp vào các bệnh viêm khớp do lao, do virus, do nấm


Dựa vào tiền sử và hoàn cảnh sinh bệnh, tính chất thứ phát của viêm khớp nhiễm khuẩn.

Triệu chứng toàn thân: có biểu hiện nhiễm khuẩn…

Triệu chứng tại khớp: tổn thương thường chỉ ở 1 khớp. Biểu hiện viêm: sưng, nóng, đỏ, đau rất rõ rệt, nhất là triệu chứng đau làm hạn chế vận động nhiều.

Xét nghiệm và Xquang: các xét nghiệm về viêm (+) và có những thay đổi điển hình của dịch khớp. Dấu hiệu Xquang khá rõ khi bệnh đã tiến triển lâu.


Chẩn đoán phân biệt


Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể nhầm với một số bệnh khác.

Giai đoạn đầu của bệnh cần phân biệt với:

Thấp khớp cấp: viêm nhiều khớp, tính chất di chuyển, các triệu chứng ở tim, xét nghiệm và điện tâm đồ.

Chảy máu khớp trong bệnh Hemophillie: khớp bị sưng và đau dữ dội sau chấn thương, va chạm. Chẩn đoán dựa vào tiền sử hay chảy máu kéo dài sau chấn thương, xét nghiệm thời gian máu đông kéo dài, dịch khớp có máu.

Bệnh Goutte cấp tính: viêm đau dữ dội các khớp chi dưới, hay gặp nhất ở bàn ngón chân cái, tiền sử có viêm nhiều đợt, lượng acid uric máu tăng cao.

Bệnh Reiter: viêm khớp do virus, viêm nhiều khớp xuất hiện sau viêm màng tiếp hợp mắt, niệu đạo và hội chứng lỵ. Trong dịch khớp thấy các tế bào có hạt vùi.

Tràn dịch khớp không liên tục và viêm khớp nhỏ hay tái phát: dựa vào tiền sử hay tái phát, tính chất viêm và tiến triển nhất là dựa vào dịch khớp.

Giai đoạn sau của bệnh, khi viêm kéo dài cần chẩn đoán phân biệt với:

Lao khớp: dựa vào biểu hiện viêm và dịch khớp.

Viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp thể một khớp, phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dịch khớp và Xquang. Đợt viêm cấp của thoái hóa khớp: dựa vào tiền sử, dịch khớp và Xquang.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018

Viêm bao hoạt dịch chữa ra sao?

Điều trị viêm bao hoạt dịch thường liên quan đến các biện pháp bảo tồn, chẳng hạn như băng, nghỉ ngơi và dùng một loại thuốc giảm đau, như một bước đầu tiên trong điều trị. 


Nếu các biện pháp bảo tồn hiệu quả, điều trị có thể bao gồm:


Thuốc. Nếu viêm trong bao hoạt dịch do nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê đơn một loại thuốc kháng sinh.

Vật lý trị liệu. Bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu hoặc các bài tập tăng cường cơ bắp trong khu vực bị ảnh hưởng để làm giảm đau và ngăn ngừa tái phát.

Thuốc tiêm. Bác sĩ có thể tiêm một loại thuốc corticosteroid vào bao dịch để làm giảm viêm. Phương pháp điều trị này thường làm giảm đau nhanh chóng ở nhiều trường hợp.

Phẫu thuật. Đôi khi viêm bao hoạt dịch phải được phẫu thuật thoát dịch, nhưng hiếm khi cần phải phẫu thuật.





Trong khi không phải tất cả các loại viêm bao hoạt dịch có thể được ngăn chặn, có thể làm giảm nguy cơ và làm giảm mức độ nghiêm trọng bằng cách thay đổi cách thực hiện các nhiệm vụ nhất định. Các ví dụ bao gồm:

Sử dụng miếng đệm quỳ. Sử dụng một số loại đệm để giảm áp lực lên đầu gối nếu công việc hoặc sở thích đòi hỏi quỳ nhiều.

Đứng lên đúng cách. Căng đầu gối khi nhấc lên. Nếu không làm như vậy thì sẽ tăng thêm sức ép lên túi hoạt dịch ở hông.

Không mang nặng. Vật nặng làm tăng thêm sức ép trên các túi hoạt dịch trong vai. Nghỉ giải lao. Thay thế thường xuyên việc lặp đi lặp lại nhiệm vụ với nghỉ ngơi hoặc hoạt động khác.



Đi bộ xung quanh. Cố gắng không ngồi ở một vị trí quá lâu, đặc biệt là trên các bề mặt cứng, bởi vì đặt áp lực lên các túi hoạt dịch ở hông và mông.

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Thừa cân nhiều sẽ tăng sức ép lên các khớp.

Tập thể dục. Tăng cường cơ bắp có thể giúp bảo vệ khớp bị ảnh hưởng. Khởi động. Làm ấm và căng ra trước khi hoạt động gắng sức để bảo vệ các khớp xương khỏi bị tổn thương.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

Viêm đa khớp có nguy hiểm không?

Viêm đa khớp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Nếu bạn không để ý đến sức khỏe của mình và đặc biệt là bệnh viêm đa khớp và để đến mức độ nặng sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể bạn. Nếu khi mới phát hiện bệnh và biết cách hỗ trợ điều trị thì bệnh có thể tiêu giảm và hỗ trợ chữa khỏi được. 


Nhưng nếu để bệnh viêm đa khớp biến chứng sang ung thư xương thì sẽ rất khó có thể hỗ trợ chữa được, và nguy cơ bị tàn phế là rất cao.

Triệu chứng


Tình trạng đau xảy ra liên tục và hay lặp lại cơn đau.

Cơn đau thường kéo dài hàng giờ.

Bệnh viêm đa khớp thường hay gặp ở khớp bàn tay, khớp ngón tay ngón chân, khớp tay, khớp chân, …



Người bị bệnh có triệu chứng bị sút cân, mệt mỏi, sốt nhẹ.

Phía dưới vùng da bị đau sẽ xuất hiện các nốt đỏ.

Người bệnh cần chú ý gì khi măc bệnh viêm đa khớp?


Thường xuyên tập luyện những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với từng cơ địa của mỗi người để lưu thông khí huyết.

Không nên uống nhiều rượu bia…



Hãy nhớ uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày ngay cả khi không cảm thấy khát, vì uống ít nước là một trong những nguyên do dẫn đến gout và viêm đa khớp.

Đi kiểm tra sức khỏe định kì 6 tháng / lần. Bạn nên đến bệnh viện để khám và hỗ trợ điều trị bệnh để nhận được sự chăm sóc tốt cũng như cách dùng thuốc hiệu quả.

Khi đọc xong bài viết này mà bạn nhận thấy cơ thể bạn có những dấu hiệu của bệnh bạn cần đi khám để kịp thời hỗ trợ chữa trị.

Với những thông tin trên, đó là đáp an cho câu hỏi bệnh viêm đa khớp có nguy hiểm không.

Hy vọng những chia sẽ trên của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức bổ ích. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe trong cuộc sống.

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Đau khớp ở bà mẹ mang thai

Triệu chứng của bệnh suy tuyến giáp cũng là nguyên nhân khiến các bà mẹ bị đau khớp gối khi mang thai. Bệnh này có thể được biết trong giai đoạn sớm của thai kỳ. Nếu được hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh sẽ không gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con.


Sự thay đổi về cân nặng là nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai. Khi đó trọng lượng cơ thể tăng rất nhanh đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kì. Trọng lượng của cơ thể đè nặng lên đầu gối gây đau khớp gối.

Khi mang bầu, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi là nguyên nhân làm cho dây chằng ở vùng khớp gối giãn ra làm cho các bà bầu đau nhức khớp gối khi vận động.

Người có nghề nghiệp phải ngồi lâu trong thời gian dài như : giáo viên, nhân viên văn phòng, thợ may…khi mang thai cũng làm cho mẹ bầu đau nhức khớp gối khi đứng lên ngồi xuống.

Biểu hiện của đau khớp gối khi mang thai


Khi mang thai mọi hoạt động của bạn đều bị ảnh hưởng như : khớp gối đau nhức âm ỉ, di chuyển lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống khó khăn gây ảnh hưởng đến thai nhi, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng. Có thể thấy bị đau khớp gối khi mang thai khiến các bà mẹ rất mệt mỏi.


Các biện phạm giúp giảm đau khớp gối khi mang thai


Các bà mẹ nên hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, không nên đi giày cao gót.

Phụ nữ khi mang thai nên làm những công việc nhẹ nhàng, thường xuyên đi bộ và tập yoga sẽ rất tố cho cả mẹ và thai nhi.

Khi ngủ, nên nằm nghiêng lấy một chiếc gối mỏng mềm để kê dưới lưng để dỡ lấy thân đỡ đau lưng. Các mẹ nên nằm nghỉ ngơi nhiều, có thể gác chân cao khi ngủ để tránh đau khớp gối khi mang bầu.

Các bà mẹ cũng nên tranh thủ tập luyện trên giường bằng cách nằm ngửa và làm động tác co duỗi chân nâng lên hạ xuống, mỗi ngày tập 30 phút, 4 – 5 nhịp thì dừng lại để nghỉ ngơi. Bài tập này rất hiệu quả cho những bà mẹ bị đau khớp gối khi mang thai.

Mỗi khi bị đau, các mẹ nên nhờ chồng xoa bóp nhẹ nhàng bằng cách sử dụng túi nước nóng hoặc nước đá chờm ở phần lưng, kết hớp với việc đấm nhẹ, bóp tay chân, vai gáy.

Bên cạnh đó, các mẹ nên bổ sung thêm DHA, uống nhiều nước và dầu cá. Không nên ăn nhiều để tránh bị thừa cân khi mang thai nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, vì thừa cân là nguyên nhân chính gây đau khớp gối khi mang thai.

Nếu bị đau khớp gối khi mang thai trong thời gian dài, các mẹ bầu nên tìm đến phòng khám để được tư vấn, hướng dẫn cách giảm đau.

Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích. Chúc bạn có thêm sức khỏe và nhiểu niềm vui trong cuộc sống.