Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Ăn trứng khi bị bệnh gout được không?

Dinh dưỡng có liên quan đến sự tích tụ lượng acid uric nên việc ăn uống đối với người bệnh gout là vấn đề rất quan trọng.

Bệnh gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Khi lượng acid uric tăng cao đến một ngưỡng nào đó, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể,… thì acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể urat gây nên các cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ. 

Dinh dưỡng có liên quan đến sự tích tụ lượng acid uric nên việc ăn uống như thế nào với người bệnh gout là vấn đề rất quan trọng.

Ăn trứng khi bị bệnh gout được không?
Ăn trứng khi bị bệnh gout được không?


Ở người bị bệnh gout, cần hạn chế các thức ăn có chứa nhiều purin bởi purin có thể gây tăng acid uric, đặc biệt các đợt bệnh cấp tính. Trứng chứa ít purin nên có thể sử dụng. Ngoài ra ngũ cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, sữa, phomat tươi, rau, quả… người bệnh cũng có thể dùng được trong bữa ăn.

Hạn chế sử dụng thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ. Nên kiêng ăn óc, gan, tim, thận, nấm. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc đủ lượng hằng ngày.

Khi hết cơn đau, có thể ăn một số thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, thịt gà, cá nhưng lượng ít. Đối với người béo, thừa cân mà bị bệnh gout thì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, nếu giảm nhanh quá hoặc nhịn ăn thì nồng độ acid uric có thể tăng lên do sự phân hóa chính các tế bào của cơ thể dẫn đến cơn đau do gout.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét