Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Bệnh viêm cơ nách là bệnh gì ?

Các cơ vùng nách gồm có: cơ ngực lớn, cơ dưới đòn, cơ ngực bé, hố nách và cơ răng trước. Trong đó hố nách là nơi tập trung các cơ nách, mạch máu, dây thần kinh và bạch huyết. Vì thế, khi các cơ vùng nách bị tổn thương gây nên tình trạng viêm cơ nách, sẽ có ảnh hưởng lên nhiều bộ phận của cơ thể: ngực, vai, cánh tay và cả lưng.

Các triệu chứng của bệnh viêm cơ nách:

Đau nhiều ở vùng dưới cánh tay, sau đó lan dần ra xung quanh. Đau nhiều hơn khi vận động.

Nhức mỏi cơ nách, cơ trên vai, cơ lưng.

Hạn chế các động tay tay.

Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, viêm cơ nách có thể gây ra một số biến chứng.
Nguy cơ nào gây nên bệnh viêm cơ nách?

Những nguy cơ gây bệnh được biết đến nhiều nhất là:

Chấn thương mô mềm vùng ngực, lưng, nách do vận động quá sức hoặc va chạm mạnh.

Người lớn tuổi gặp phải tình trạng thoái hóa, lão hóa các tế bào cơ.

Cơ thể mắc phải các tình trạng bệnh lý về cơ xương khớp: đau cơ toàn thân, viêm xương khớp vai…

Thiếu chất dinh dưỡng, lối sống thiếu lành mạnh, sử dụng chất kích thích…

Cách điều trị viêm cơ nách

Bệnh viêm cơ nách là bệnh gì ?
Bệnh viêm cơ nách là bệnh gì ?


Khi có các dấu hiệu của bệnh viêm cơ nách, cần đi khám càng sớm càng tốt để xác định rõ căn nguyên gây bệnh, từ đó có các phác đồ điều trị phù hợp.

Những thuốc thường được các bác sĩ sử dụng: thuốc giảm đau tại chỗ (corticoid…), thuốc giảm đau toàn thân (paracetamol…), thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm… Không được tự ý dùng thuốc vì nếu quá liều, các thuốc chữa viêm cơ nách có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh đó, cần kết hợp các biện pháp hỗ trợ điều trị để đạt kết quả cao hơn:

Ăn uống đủ chất, bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Xoa bóp cơ để giảm đau. vận động nhẹ nhàng bằng các động tác phục hồi chức năng.

Cách phòng tránh bệnh viêm cơ nách

Tương tự các bệnh cơ xương khớp, có thể phòng tránh bệnh viêm cơ nách nhờ những biện pháp dưới đây:

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và thịt đỏ và các loại hạt. Hạn chế uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích, thức uống có cồn, cà phê…

Tập thể dục thể thao hàng ngày (ít nhất 30 phút mỗi ngày): đi bộ, chạy bộ, dưỡng sinh, yoga… Mát xa cơ thể thường xuyên, làm việc đúng tư thế, không vận động quá sức vùng cánh tay.

Tránh các va chạm gây tổn thương vùng nách. ngực, lưng, vai. Điều trị triệt để các bệnh lí cơ xương khớp gây ảnh hưởng đến các cơ vùng nách. Khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần mỗi năm để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Đau lưng lan xuống chân là bệnh gì?

Khi các cơn đau lưng kéo xuống đến chân rất có thể bạn mắc đau dây thần kinh tọa. Đau thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng bàn chân theo đường mà dây thần kinh tọa chạy qua.

Tùy vào tình trạng của bệnh mà cơn đau có thể âm ỉ hay dữ dội. Bệnh không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại.

Tổn thương cột sống

Đau vùng thắt lưng lan xuống chân cũng có thể do vùng cột sống bị chấn thương như: dây chằng, khớp, đĩa đệm có vấn đề.

Thoát vị đĩa đệm là phần đĩa đệm lệch ngoài ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh vì vậy đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng đau lưng lan xuống chân. 

Đau lưng lan xuống chân là bệnh gì?
Đau lưng lan xuống chân là bệnh gì?

Lý do là vì phần đĩa đệm chèn lên rễ thần kinh chạy xuống các chi chân gây ảnh hưởng mới đầu bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức, sau không phát hiện và điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhất sẽ gây ra tình trạng bại liêt vĩnh viễn. Đau cột sống lưng http://coxuongkhoppcc.com/dau-cot-song-lung.html

Cách phòng tránh các bệnh về cột sống, đau lưng

Không ngồi quá lâu, ngồi không đúng tư thế, chú ý luôn giữ thẳng lưng. Không hút thuốc .Kiểm soát cân nặng, không để tình trạng thừa cân béo phì xảy ra bởi béo phì sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh như tim mạch, huyết áp, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm..

Tập thể dục đều đặn để cơ thể dẻo dai, tinh thần thoải mái khỏe mạnh hơn. Ăn uống đủ chất, cung cấp đủ vitamin D chống loãng xương. Không làm việc nặng nhọc, làm việc quá sức…

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Chứng đau khớp ngón tay giữa

Hội chứng này là do viêm sưng một vùng gân gập hoặc bao gân gập đau khớp ngón tay giữa gây khó chịu. Có lúc gân bị sưng nề nhiều gây kẹt, cử động ngón tay khó khăn, có lúc bật như cò súng khi gân chui phía dưới dây chằng gây đau nhói, tê mỏi.

Hội chứng này thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hay những người có nghề nghiệp đòi hỏi sử dụng bàn tay nhiều như nhân viên văn phòng, thợ may, thợ hớt tóc, vận động viên cầu lông, tennis…

Khi bị hội chứng “ngón tay bật”, người bệnh thường cứng khớp ngón tay giữa và các ngón tay khác vào buổi sáng. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, gân gập sưng nề nhiều có thể gây sưng, đau nhức nhiều hơn cho người bệnh, khiến các ngón tay khó co duỗi, cầm các đồ vật bình thường cũng có thể bị rơi…

Chứng đau khớp ngón tay giữa
Chứng đau khớp ngón tay giữa 


Người mắc hội chứng “ngón tay bật” nên thực hiện các động tác co duỗi để cơ gân giãn ra, tránh tình trạng cứng khớp. Có thể xoa bóp ngón tay khi có cảm giác đau mỏi.

Đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp, tùy từng tình trạng bệnh, thời gian bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật được xem là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh lý này. 

Phẫu thuật đơn giản, người bệnh phục hồi nhanh. Sau mổ, người bệnh sẽ hết tình trạng ket gân và tập phục hồi chức năng để ngón tay có thể co duỗi bình thường, không còn khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Ăn trứng khi bị bệnh gout được không?

Dinh dưỡng có liên quan đến sự tích tụ lượng acid uric nên việc ăn uống đối với người bệnh gout là vấn đề rất quan trọng.

Bệnh gout là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Khi lượng acid uric tăng cao đến một ngưỡng nào đó, kết hợp với một số điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, lượng đạm hấp thụ vào cơ thể,… thì acid uric sẽ kết tủa thành dạng tinh thể urat gây nên các cơn đau dữ dội, kèm theo sưng, nóng, đỏ. 

Dinh dưỡng có liên quan đến sự tích tụ lượng acid uric nên việc ăn uống như thế nào với người bệnh gout là vấn đề rất quan trọng.

Ăn trứng khi bị bệnh gout được không?
Ăn trứng khi bị bệnh gout được không?


Ở người bị bệnh gout, cần hạn chế các thức ăn có chứa nhiều purin bởi purin có thể gây tăng acid uric, đặc biệt các đợt bệnh cấp tính. Trứng chứa ít purin nên có thể sử dụng. Ngoài ra ngũ cốc (gạo, ngô, bánh mì), các loại hạt, bơ, dầu, mỡ, đường, sữa, phomat tươi, rau, quả… người bệnh cũng có thể dùng được trong bữa ăn.

Hạn chế sử dụng thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ. Nên kiêng ăn óc, gan, tim, thận, nấm. Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè nhưng cần uống nước lọc đủ lượng hằng ngày.

Khi hết cơn đau, có thể ăn một số thức ăn có hàm lượng purin vừa như các loại họ đậu, rau dền, thịt gà, cá nhưng lượng ít. Đối với người béo, thừa cân mà bị bệnh gout thì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, nếu giảm nhanh quá hoặc nhịn ăn thì nồng độ acid uric có thể tăng lên do sự phân hóa chính các tế bào của cơ thể dẫn đến cơn đau do gout.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Đau lưng khi nằm ngửa là bệnh gì?

Hiện tượng bị đau lưng khi nằm ngửa có thể là chỉ vì đau mỏi cơ, căng cơ. Khi nằm nghiêng hoặc đứng lên cơ sẽ không còn bị căng nên cơn đau cũng biến mất, bạn không cần quá lo lắng. Nếu chỉ đau lưng mà không kèm các biểu hiện tê bì tay chân, đi lại khó khăn, nóng ran ở các khớp xương thì có thể khắc phục tình trạng đau lưng tại nhà. 

Tuy nhiên, nếu chẳng may bạn bị đau lưng thường xuyên và cơn đau lan dần xuống mông, bạn hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tiến hành thăm khám và chữa trị kịp thời. Điều này giúp bạn hạn chế được những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Để giảm áp lực lên lưng và giảm các cơn đau ở lưng, tốt nhất bạn không nên nằm ngửa khi ngủ mà hãy nằm nghiêng về 1 phía, sau đó mỏi thì đổi nghiêng qua phía còn lại. Đặc biệt, bạn không nên để tư thế nằm quá lâu, khiến cho phần lưng bị ảnh hưởng nghiêm trọng và đau đớn hơn.

Đau lưng khi nằm ngửa là bệnh gì?
Đau lưng khi nằm ngửa là bệnh gì?


Nếu đặc thù làm các công việc thường ở yên một chỗ thì bạn nên có thời gian nghỉ giữa giờ. Sau đó vận động xoay vặn xương khớp cho đỡ mỏi. Bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu vì tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề xương khớp mà còn khiến bạn đứng trước nguy cơ mắc phải một số căn bệnh khác. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/

Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian tập thể dục mỗi ngày và uống nhiều nước. Thường xuyên ăn nhiều rau xanh, bổ sung cho cơ thể nhiều loại trái cây khác nhau. Đặc biệt, bạn nên cung cấp cho cơ thể những món ăn giàu canxi để xương khớp chắc khỏe hơn.

Sau thời gian 2-3 tuần thực hiện tốt các yêu cầu này, bệnh đau lưng sẽ thuyên giảm và dần khỏi ngay!

►Xem thêm: Viêm khớp

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Nguyên tắc phòng bệnh viêm khớp gối

Bạn nên giảm tải gánh nặng cho viêm khớp gối, cụ thể trong cuộc sống hàng ngày bạn nên thực hiện một số cách như sau: tránh gập gối vì tư thế này tạo lực kéo với khớp, khiến quá trình thoái hóa xảy ra nhanh hơn. Khi khớp có tiếng kêu “lục khục” là khớp báo hiệu đã trong tình trạng “đuối sức”, cần giảm ngay các công việc nặng nhọc hoặc vận động nhiều. 

Trong trường hợp thừa cân, cần ăn uống tiết chế để giảm cân nhằm giúp khớp “nhẹ gánh”. Tuy đi bộ là môn thể dục nhẹ nhàng, dễ luyện tập nhưng với những người bị đau khớp thì đi nhiều sẽ làm cho khớp gối chịu lực ma sát, mau mòn, dẫn đến thoái hóa khớp. Không nên tạo áp lực quá tới xương khớp vì quá trình thoái hóa có thể diễn ra ngay bên cạnh bạn.

Việc điều trị khớp gối hiện nay có nhiều phương pháp từ nhẹ đến nặng gồm: thuốc tái tạo sụn khớp, tập vật lý trị liệu, nội soi khớp gối giải quyết những nguyên nhân mà thuốc không điều trị được và phẫu thuật thay khớp gối. Khớp kim loại này giúp đi đứng, cử động tốt hơn và không đau.

Duy trì cân nặng ổn đinh: Để bảo vệ khớp xương gối của mình bạn cũng nên giữ cân nặng bình thường không quá béo phì sẽ dễ dẫn tới nguy hiểm tới khớp gối. Trọng lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực cho xương khớp.

Nguyên tắc phòng bệnh viêm khớp gối
Nguyên tắc phòng bệnh viêm khớp gối

Đối với những người cao tuổi do xương khớp lúc này không còn chắc như hồi trẻ nên tập các bài tập liên quan đến vận động gân cơ không chịu lực như đạp xe đạp tại chỗ, bơi lội , tập thái cực quyền nên khởi động kỹ trước khi chơi thể thao để khi huyết được lưu thông, không nên tập quá sức, lắng nghe cơ thể , giảm cân nhờ dinh dưỡng

Trước khi chơi thể thao nên đi bộ vòng quanh sân nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông sau đó khởi động toàn thân với các khớp, dây chằng, gân cơ bằng các bài tập kéo dãn, tập các tầm vận động khớp sau đó tập các động tác liên quan đến đầu gối nhẹ nhàng.

Tập thể dục hàng ngày: một người thông minh muốn bảo vệ sức khỏe cho mình thì không nên bỏ qua việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Nếu có viêm xương khớp, đau khớp gối mãn tính hoặc vết thương tái phát, có thể cần phải thay đổi cách tập thể dục. 

Hãy xem xét chuyển sang bơi nước Aerobics, hoặc các hoạt động tác động thấp khác – ít nhất là trong một vài ngày một tuần. Đôi khi chỉ đơn giản là hạn chế ảnh hưởng các hoạt động cao sẽ cung cấp cứu trợ.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Bệnh thấp khớp có di truyền không ?

Thấp khớp và một trong số các bệnh xương khớp xảy ra phổ biến hiện nay có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi. Bệnh có ảnh hưởng tới các khớp xương, cấu trúc xương. Thấp khớp thường xuất hiện ở các vị trí như đầu gối, bàn tay với biểu hiện chính là các cơn đau nhức, sưng và cứng khớp gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh thấp khớp nếu phát triển nặng và kéo dài, có trường hợp kéo dài suốt đời có thể gây ra những tổn thương khớp nghiêm trọng.

Hiện nay, tất cả mọi người đều có thể là đối tượng của bệnh thấp khớp. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi trung niên và thường gặp nhất ở người già. Tuy nhiên, trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp khớp. Về câu hỏi bệnh thấp khớp có di truyền không được giải đáp như sau:

Tuy chưa biết chính xác nguyên nhân gây bệnh thấp khớp song các bác sĩ nhận định nó có thể liên quan tới nguồn gen, tức là bệnh thấp khớp có di truyền. Như vậy nếu trong gia đình có người bị thấp khớp thì khả năng con sinh ra sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người bình thường. Di truyền có thể từ cha, mẹ sang con.

Bệnh thấp khớp có di truyền không ?
Bệnh thấp khớp có di truyền không ?


Bên cạnh đó, hệ cấu trúc xương có liên quan đến tính di truyền nên nếu cha mẹ bị bệnh loãng xương thì con của họ cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng và có thể mắc bệnh xương khớp. Do đó, con cái cũng cần chú ý và cảnh giác.

Ngoài ra, bệnh thấp khớp còn xảy ra do nhiều nguyên nhân khác như vấn đề tuổi tác (tuổi càng cao càng dễ bị bệnh thấp khớp, thường từ tuổi 65 trở lên); những người thừa cân, béo phì; người thường xuyên làm việc nặng; phụ nữ sau sinh, tuổi tiền mãn kinh,…

Đối với trường hợp của gia đình cháu cần cảnh giác và chú ý phòng bệnh để ngăn chặn tính di truyền do thấp khớp. Bệnh thấp khớp do di truyền có thể được phòng tránh từ khi còn trẻ. Cháu và những người thân khác trong gia đình nên xây dựng chế độ ăn uống tốt cho hệ xương khớp bằng cách cân bằng dưỡng chất, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, phốt pho, vitamin D rất tốt cho hệ xương khớp; thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe và thể lực. 

Ngoài ra, nếu cơ thể bị thừa cân thì cần điều chỉnh lại. Đồng thời cháu nên đi khám định kỳ để phòng tránh, phát hiện và điều trị bệnh sớm, kịp thời.

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

Phải làm sao khi bị đau nửa đầu vai gáy

Đau nửa đầu vai gáy là biến thể của bệnh đau đầu Migraine mà căn nguyên được xác định là do mạch máu gây nên. Sự rối loạn quá trình sản sinh Serotonin trong máu, làm giãn mạch máu và gây ra hiện tượng đau nửa đầu đau vai gáy khó chịu.


Nguyên nhân gây đau nửa đầu vai gáy

Hội chứng đau nửa đầu vai gáy được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau và tùy từng hợp cụ thể mà một số yếu tố làm bệnh tăng nặng hơn. Đau nửa đầu sau gáy có thể do:

– Thực phẩm: socola, phomai, rượu, bia,… có thể là thực phẩm kích ứng gây đau đầu.

– Môi trường: các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi thất thường khiến chứng đau nửa đầu vai gáy tái phát.

– Nội tiết: Dùng thuốc nội tiết hay nội tiết tố thay đổi mất cân bằng có thể là nguyên nhân. Đó là lý do lý giải tại sao bệnh thường gặp phải ở phụ nữ, độ tuổi trung niên.

Ngoài ra, một số vấn đề về tâm lý, căng thẳng, lo lắng hay mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Triệu chứng đau nửa đầu vai gáy

2 biểu hiện cụ thể của chứng bệnh này đó là: đau nửa đầu (bên trái hoặc phải) và đau vai, vùng gáy. Các cơn đau thường diễn biến từng cơn, lặp lại có chu kỳ có thể dự đoán trước. Ngoài ra, một số biểu hiện kèm theo có thể nhận thấy là: cảm giác buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác, choáng váng, xây xẩm mặt mày, sợ tiếng động, nhạy cảm với ánh sáng,…

Phải làm sao khi bị đau nửa đầu vai gáy
Phải làm sao khi bị đau nửa đầu vai gáy

Làm gì khi bị đau nửa đầu vai gáy?

Hiện nay, vẫn chưa có một phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu vai gáy triệt để. Căn cứ vào tính chất lặp lại theo chu kỳ và xác định chính xác nguyên nhân, một số yếu tố tăng nguy cơ mà có biện pháp dự phòng các cơn đau tái phát hiệu quả. Chữa đau nửa đầu vai gáy cần kết hợp:

– Dùng thuốc: Thuốc giảm đau và thuốc chống buồn nôn là cần thiết để cắt các cơn đau nhanh chóng và khắc phục chứng buồn nôn/nôn hữu hiệu nhất.

Thuốc giảm đau thường được sử dụng để điều trị đau nửa đầu vai gáy

– Thay đổi lối sống: Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc khoa học là vô cùng cần thiết để làm giảm các cơn đau cũng như phòng ngừa cơn đau tái phát.

Bên cạnh đó, một số lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu vai gáy là:
Dùng khăn lạnh hoặc khăn ấm chườm qua vùng đầu, trán và vai gáy. Kết hợp massage nhẹ nhàng vùng trán, thái dương, vùng cổ, vai gáy giúp giảm cơn đau đầu nhanh.
Cố gắng giữ tinh thần thoải mái và thư giãn đầu óc; hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng thần kinh và các áp lực từ công việc, gia đình,…Bị tê tay chân khám ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/bi-te-tay-chan-kham-o-dau.html

Làm việc đúng tư thế, ngủ đủ giấc và tránh nằm gối cao.
Tăng cường vận động bằng việc tập thể dục thể thao đều đặn, đi lại và nghỉ ngơi giữa giờ làm việc.
Uống nhiều nước, có chế độ ăn uống điều độ. Đồng thời hạn chế các chất kích thích và tránh xa các chất kích ứng được coi là tác nhân khiến bệnh biểu hiện,…

Trên đây là một số cách giúp người bệnh thuyên giảm nhanh những đau đớn và khó chịu do chứng đau nửa đầu vai gáy gây ra. Tuy nhiên, để khắc phục có hiệu quả nhất bạn cần đến các phòng khám thần kinh uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có biện pháp xử lý khi chúng diễn ra với tần suất lớn.

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Bệnh gout có mấy giai đoạn ?

Gout là căn bệnh hình thành do sự gia tăng axit uric trong máu với các triệu chứng đặt trưng là sưng, đau, nóng, đỏ ở khu vực bị tổn thương. Bệnh gout chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện đặc trưng khác nhau như sau đây:

Giai đoạn 1: Tăng acid uric máu không có triệu chứng bệnh gout

Ở giai đoạn này, bệnh nhân không xuất hiện các biểu hiện của bệnh gout. Tuy nhiên, lượng axit uric trong máu lúc nào cũng cao hơn 6.0mg/dL. Thông thường, tăng axit uric trong máu sau nhiều năm mới phát cơn đau đầu tiên nên việc điều trị bằng thuốc ít được đề cập đến.

Với giai đoạn 1, bệnh nhân nên tầm soát để theo dõi chỉ số acid uric định kỳ nhằm phát hiện chỉ số acid uric máu tăng cao kịp thời. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống điều độ và khoa học, hạn chế các thực phẩm giàu purin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa cơn đau gout.

Giai đoạn 2: Những cơn đau gút cấp tính

Đến giai đoạn 2, khi các tinh thể uric lắng đọng tại các khớp sẽ dẫn đến các cơn đau gout dữ dội khiến khớp sưng to. Nếu sờ vào khớp sưng sẽ thấy nóng và đỏ xung chỗ đau. Sau đó, cơn đau có thể suy giảm mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị, cơn đau kéo dài không quá 3-10 ngày.

Bệnh gout có mấy giai đoạn ?
Bệnh gout có mấy giai đoạn ?


Trong trường hợp này, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liệu trình sử dụng thuốc mà bác sĩ yêu cầu để giảm cơn đau. Sau cơn đau đầu tiên, có thể bệnh nhân sẽ không phải chịu đựng thêm cơn đau nào nữa trong vài tháng đến vài năm. Tuy nhiên, nếu cơn đau thứ 2 xuất hiện thì các cơn đau sau sẽ đến thường xuyên hơn. Bệnh gout ở giai đoạn này không nguy hiểm nhưng người bệnh không được chủ quan coi thường. Hãy theo dõi nồng độ acid uric trong máu thường xuyên và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh gout hiệu quả.

Giai đoạn 3: Tổn thương khớp bởi các cơn đau gút cấp tính

Kể từ cơn đau gout đầu tiên đến các cơn đau gout tiếp theo thường cách nhau 5-10 năm. Các cơn đau gout không còn tấn công thường xuyên nên bệnh nhân không thấy đau, các khớp hoạt động bình thường. Tuy nhiên, lúc này các tinh thể urat vẫn âm thầm lắng đọng tại các khớp.

Trong giai đoạn này, cần kiểm soát mức acid uric khoảng 6.0 mg/dl để hạn chế các cơn đau.

Giai đoạn 4: Gout mạn tính xuất hiện tophi

Ở giai đoạn cuối của bệnh gout, bệnh tiến triển thành mạn tính với tinh thể urat lắng đọng và bám chắt vào khớp xương và sụn khiến khớp dần bị phá hủy. Lúc này, các tinh thể acid uric lắng đọng cũng tạo thành các hạt tophi khiến người bệnh đau nặng hơn theo từng đợt. Tình trạng viêm khớp diễn ra liên tục gây biến dạng khớp, phá hủy khớp và gây tổn thương các mô xung quanh khớp.

Thông thường, bệnh nhân thường chủ quan để bệnh vào giai đoạn cuối mới lo điều trị khiến việc phục hồi trở nên khó khăn hơn, đồng thời kéo theo các biến chứng ở các cơ quan khác.

Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm được cấu tạo có thể chuyển động giữa các khớp xương, được bao phủ và ngăn cách bởi sụn khớp và đĩa khớp. Khi khớp thái dương hàm bị viêm nhiễm, chấn thương xương hàm… gây đau theo chu kỳ và co thắt cơ, làm mất cân bằng khớp nối xương hàm dưới và xương sọ gây ra hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm.


Vai trò của khớp thái dương hàm là tham gia vào các hoạt động của hệ thống nhai. Vì vậy, chứng rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống của người bệnh.
Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm

Các nguyên nhân gây ra chứng loạn năng thái dương hàm đó là:

– Những yếu tố bất thường về răng như răng xô lệch, mất răng, hàn răng hay làm răng không đúng kỹ thuật,…

– Chấn thương quai hàm do tai nạn, bị đánh, mở miệng quá to…

– Do thói quen, tật xấu: nghiến răng, siết răng, kẹp đồ vào cổ thường xuyên…khiến cơ khớp thái dương hàm bị viêm.

– Tâm lý bất ổn: stress, căng thẳng, lo âu, mệt mỏi…

– Do các bệnh lý về khớp.
Biểu hiện và triệu chứng của rối loạn khớp thái dương hàm

Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm


– Đau răng, đau đầu, chóng mặt, nhức tai, đau 1 bên hoặc 2 bên hàm, đau và tăng nhãn áp.

– Nhai và cắn thức ăn khó khăn và đau khiến người bệnh khó chịu.

– Phát ra tiếng lục cục khi ngáp, mở hoặc ngậm miệng.

– Cứng khớp, hàm kẹt hoặc giãn khớp khó đóng mở miệng.

– Khuôn mặt mất cân đối do sưng đau mặt bên khớp thái dương hàm bị tổn thương.
Phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn thái dương hàm
Phòng bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

– Chăm sóc và giữ vệ sinh răng hàm, phát hiện và xử lý các răng mọc lệch làm sai khớp cắn, phục hình mất răng để cân bằng khớp cắn.

– Ăn thức ăn mềm, tránh những thức ăn dai cứng, hạn chế nhai kẹo cao su.

– Bỏ thói quen cắn móng tay, mút tay,… để tránh sai mỏi khớp thái dương hàm.

Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh, rèn luyện sức khỏe hằng ngày để giảm căng thẳng thần kinh, đồng thời tăng cường sức khỏe xương khớp.