Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

Bị xương khớp nên ăn thịt đỏ không?

Da động vật, các món ăn nhiều dầu mỡ, thịt đỏ… là những thực phẩm “khắc tinh”, cần được kiêng cử với những người bị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp.


Theo các chuyên gia, ngoài yếu tố quan trọng là chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn, thì dinh dưỡng cũng là một yếu tố góp phần trong việc phòng ngừa, làm chậm và điều trị các bệnh xương khớp.

Vậy người bệnh xương khớp kiêng ăn gì?


Các loại thịt chế biến sẵn, gan động vật, khoai tây chiên, nước ngọt… là những thực phẩm cần hạn chế sử dụng vì chúng chứa nhiều phospho. Nếu dung nạp quá nhiều lượng phospho vào trong cơ thể sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng giữa canxi và phospho. Thông thường, tỉ lệ canxi và phospho được xem là ổn định với tỉ lệ 2:1. Tuy nhiên với lối sống hiện đại, chúng ta thường có xu hướng dung nạp quá nhiều thức ăn giàu phospho gây nên sự mất cân bằng nghiêm trọng, việc dư thừa phospho chính là nguyên nhân “đánh đuổi” canxi ra ngoài cơ thể gây nên sự thiếu hụt khiến cho xương yếu đi, tình trạng loãng xương và bệnh xương khớp có cơ hội phát triển và ngày càng tiến triển xấu hơn, gia tăng mức độ viêm, đau.



Một thực phẩm cũng được xem là “khắc tinh” và là đáp án trả lời cho câu hỏi đau xương khớp kiêng ăn gì đó chính là thịt đỏ. Người có bệnh xương khớp nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và axit uric là nhân tố thúc đẩy và làm tăng tình trạng viêm, không tốt cho người bệnh xương khớp. Đồng thời, đây cũng là một trong những tác nhân làm xơ vữa động mạch, gia tăng bệnh lý tim mạch, huyết áp, đột quỵ… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Ngoài những thực phẩm kể trên thì mỡ động vật cũng rất cần được hạn chế trong các buổi ăn của người bệnh xương khớp. Các món ăn giàu chất béo như da động vật, mỡ heo, các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ gây bệnh mỡ máu, làm tình trạng viêm tấy ở mặt trong bao khớp nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế ăn ngọt như chè, bánh kẹo, soda… và cũng không nên ăn quá mặn để hạn chế sự phát triển của bệnh.

Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng được tác động để trở nên chắc khỏe, phát huy vai trò chống sốc cho sụn và giảm áp lực lên khớp. Một khi sụn khớp và xương dưới sụn được phục hồi và lấy lại được cấu trúc ban đầu thì cơn đau sẽ bị đẩy lùi và tình trạng viêm sẽ dần thuyên giảm, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường, làm chậm quá trình thoái hóa và tránh nguy cơ tàn phế.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét